Chiếc nệm bị gởi muộn – Câu chuyện nhân văn sâu sắc
- Thứ tư - 14/09/2022 21:01
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Câu chuyện “Chiếc nệm bị gởi muộn”
Có một người Mỹ tên Tom, khi chuyển nhà anh muốn thay một chiếc nệm mới nên đã đến cửa hàng nội thất “Blue Forest” để mua. Anh chọn một chiếc nệm tốt của xưởng sản xuất đồ gia dụng rất nổi tiếng tại Mỹ lúc bấy giờ - Mega Factory, sản ρhẩm này rất được yêu thích trên thị trường.
Sau khi trả 200 đô la, Tom vui vẻ rời khỏi cửa hàng. Nhưng không ngờ anh đã gặp tai nạn trên đường về nhà, một chiếc xe chở gas đột nhiên phát nổ bên đường khiến xe anh bị hất văng đi. Sau đó, Tom được đưa đến bệnh viện nhưng rơi vào hôn mê và trở thành người thực vật.
Vào ngày hẹn, cửa hàng nội thất mang nệm đến thì người mở cửa nhà không phải là Tom, hơn nữa ngày này còn nói không quen ai tên Tom, cũng như chưa từng mua nệm. Người đó còn kiên quyết cho rằng nhân viên giao hàng bị nhầm lẫn.
Thế nhưng, người giao hàng không hề nhầm địa chỉ đặt hàng. Không còn cách nào khác, người giao hàng đành mang chiếc nệm về lại cửa hàng. Ông chủ cửa hàng nghĩ thầm, vị khách tên Tom này chắc sẽ quay trở lại, dù sao anh ta cũng đã trả 200 đô la rồi.
Vào lúc này thì Tom đã trở thành người thực vật, gia đình anh cũng không biết việc anh có đặt mua một chiếc nệm.
Khoảng thời gian chờ đợi dài dằng dặc. Cửa hàng đồ nội thất “Blue Forest” nổi tiếng với việc đặt sự tín nhiệm, tôn trọng khách hàng lên hàng đầu. Họ không hề vì không tìm thấy chủ nhân của chiếc nệm mà cảm thấy mình được lời, ngược lại họ đã rất khó nghĩ. Họ đã dán thông báo sở cửa và đăng tin tìm người trên báo địa phương với mong muốn tìm được Tom để giao chiếc nệm. Nhưng tất cả đều không có kết quả.
Dù vậy, cửa hàng và công ty nệm vẫn luôn kiên trì. Họ tuyệt đối không làm qua loa lấy lệ cho đến khi Tom đến nhận chiếc nệm bị gởi muộn này.
Trong thời gian này, cửa hàng và xưởng sản xuất đã từng thảo luận, dù thế nào thì cả hai bên đều quyết tâm tuân thủ lời hứa. Tuy chỉ là một đơn hàng nhỏ, nhưng họ vẫn quyết tâm giữ lại vì họ lựa chọn cách kinh doanh trung thực. Cho dù không có ai đến nhận, tấm nệm chiếm chỗ này khiến họ phải dời đi dời lại nhưng cũng không ai có ý kiến gì cả, ngược lại họ còn xem đó là việc đương nhiên.
Đặc biệt hơn là sau này cửa hàng đã đổi chủ hai lần, nhưng sau khi biết được việc này cả hai đều chọn giữ lời hứa này vô điều kiện. Vì vậy, cứ cách một khoảng thời gian, họ sẽ dùng bút để viết lại dòng chữ “Người đặt hàng: Tom” đã bị mờ trên tấm nệm. Dường như họ dùng cách này để nhắc nhở chính mình về tầm quan trọng và trách nhiệm của việc kinh doanh giữ chữ tín.
7 năm sau, kỳ tích đã xuất hiện. Cuối cùng Tom cũng đã tỉnh lại, việc anh tỉnh lại được xem là kỳ tích trong giới y học, truyền thông và báo chí đều đưa tin về việc Tom hồi sinh.
Sau khi tỉnh lại không lâu, Tom bị mất rất nhiều ký ức. Nhưng anh vẫn nhớ những việc xảy ra trong thời gian xảy ra tai nạn, bao gồm cả việc mình đã mua một chiếc nệm. Sau khi cửa hàng bán đồ nội thất đọc được tin tức trên báo, họ lập tức đến bệnh viện tìm Tom.
Thì ra, 7 năm trước địa chỉ anh viết khi đặt hàng là sai, anh bất cẩn viết nhầm khu 1 thành khu 7. Mà hai khu này cách nhau 5km nên rất khó để tấm nệm tìm được chủ của nó.
Sau bao năm chờ đợi, cuối cùng cửa hàng đã gửi chiếc nệm được “cất kỹ” suốt 7 năm qua đến nhà Tom như thể tặng món quà mừng anh sống lại. Khi đó sự việc này rất nổi tiếng ở Mỹ, việc cửa hàng nội thất và xưởng sản xuất nệm luôn giữ chữ tín đã khiến mọi người vô cùng cảm động.
Vào ngày Tom về nhà, rất nhiều người đã chạy ra đường để tận mắt nhìn thấy chiếc nệm bị gởi muộn 7 năm đầy “thần kỳ” này. Họ nói rằng, có lẽ sự chân thành của cửa hàng đã khiến ông trời cảm động nên mới cho Tom cơ hội được sống lại. Bởi ông trời muốn dành phần thưởng cho sự “ngốc nghếch” của cửa hàng.
Được biết, sau khi Tổng thống Ronald Reagan đọc báo, ông đã hết lời khen ngợi tinh thần của cửa hàng này. Là một tín đồ Cơ đốc giáo vô cùng sùng đạo, ông nói một cách chắc chắn rằng: “Sự chân thành nhất định sẽ khiến Chúa cảm động!”.