Cổ nhân nói: "Giàu không ở nhà to, nghèo không đi đường dài", ẩn chứa hàm ý gì?
- Thứ tư - 14/09/2022 09:38
- In ra
- Đóng cửa sổ này
GIÀU KHÔNG Ở NHÀ TO
Rất nhiều người nỗ lực cày cuốc để xây dựng cho mình một căn nhà vững chắc nhằm ổn định cuộc sống. Nếu may mắn việc làm ăn thuận lợi thì gom góp tiền bạc xây nhà to, bề thế, khẳng định vị thế của bản thân. Song cổ nhân lại dạy "giàu không ở nhà to" là vì sao?
Theo ý nghĩa thời xưa, nhà to sẽ có những rắc rối sau:
- Nhà to thường phòng ngủ lớn, làm cho dương khí không cân bằng (âm - dương) dễ sinh bệnh tật.
- Khó khăn trong dọn dẹp, khó dọn dẹp thường xuyên sẽ tích tụ bụi bẩn khó vệ sinh, sinh sôi vi khuẩn không tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, nếu xét về cuộc sống hiện đại cũng có thể lường trước một số rủi ro như:
- Nhà to hay nhỏ chỉ là chỗ chui ra chui vào mà nhà ở chỉ cần đủ, không nên thừa thãi.
- Không giang mênh mông càng tạo điều kiện để ta bày bừa hơn, vất vả hơn trong việc dọn dẹp.
- Nhà to mục đích chứa nhiều người cuộc sống khó có không gian riêng.
- Nhiều người cùng ở một nhà nảy sinh nhiều mâu thuẫn, cãi vã, anh em trong nhà hay căng thẳng, khó sống bình yên.
- Dù có nhiều tiền cũng vẫn giữ lối sống đơn giản như cũ mới tránh lãng phí.
- Nhà to sẽ được suy diễn là giàu có, là đối tượng để kẻ gian rình rập, gây hại, vô tình đặt bản thân vào tình thế nguy hiểm.
Bên cạnh đó, nhà to còn đi kèm với trách nhiệm lớn hơn, đó là điều ai cũng có thể thấy được. TRách nhiệm đó thường kéo theo những phiền não mà không phải ai cũng dự tính được.
Thuyền to thì sóng lớn là vậy, vì thế việc có nhà to để phô trương, để cuộc sống sung sướng hơn cũng không hẳn là điều tốt. Thế nên người xưa mới nhắc nhở chúng ta rằng nên biết đủ.
NGHÈO KHÓ KHÔNG ĐI ĐƯỜNG DÀI
Cổ nhân căn dặn người nào đang trong hoàn cảnh khó khăn thì không nên đi đường dài vì họ dự đoán được sự bất tiện của một người không có đủ tiền bạc trong tay cho một chuyến đi du ngoạn xa nhiều ngày.
Thêm nưa,x những người đi làm ăn xa, một khi đã ra đi thì phần trăm thành công rất nhỏ, dù sao ở quê mà biết cách làm ăn, cải thiện cuộc sống thì vẫn tốt hơn.
Có hai lý do phù hợp với lời khuyên trên của cổ nhân tại thời điểm xa xưa đó là:
- Thứ nhất, phương đi lại đó chỉ có xe ngựa, thời gian di chuyển có thể mất cả tuần hoặc cả tháng, thời gian đó nếu ở quê làm ăn cũng đã có thể cho chút thành quả. Hơn nữa, đi lại bằng xe ngựa cũng sẽ khá tốn chi phí, người nghèo thường phải đi bộ để tiết kiệm nhưng vì lương thực không đủ cho chuyến đi dài nên rất dễ chết đói, bệnh tật, mất mạng nơi xứ người.
- Thứ hai, trong câu nói trên nói về sự khắc nghiệt của môi trường thời xưa như thiên tai, chiến tranh liên miên, bệnh dịch hoành hành. Nếu không đủ tài lực thì những cung đường dài kia có thể là chuyến đi “không bao giờ trở lại” của mỗi người. Do đó, nếu chưa có điều kiện thì tốt hơn hết đừng đi đâu xa cả.
Xét trên phương diện cuộc sống hiện đại thì đi xa chỉ nên diễn ra trong một thời gian ngắn để học tập cái hay, cái tốt đẹp của người ta rồi quay về áp dụng vào quê hương đất nước mình. Nếu xa nhà quá lâu mà chưa có thể phát triển sự nghiệp rực rỡ thì tâm ta hay muộn phiền, cảm thấy về quê thật "muối mặt".
Đó là chưa kể nhiều người tìm cách "vượt biên", chọn con đường bất chính đi sang xứ người cũng là lúc họ chọn sống ngoài pháp luật, chẳng ai bảo vệ họ nơi xa xôi đầy rẫy những cạm bẫy, khó khăn gấp vạn lần. Không ít người phải sống chui, sống lủi, dù kiếm được chút tiền cho bản thân hay gửi về nhà nhưng tâm chẳng lúc nào được an ổn.
Ngày nay, dù đi xa trong hoàn cảnh du học, xuất khẩu lao động hay "vượt biên" thì đều nhân lên vất vả, khổ cực cho mình. Do đó, không chỉ trang bị tiền bạc mà còn cả ý chí mạnh mẽ, dũng cảm, có quyết tâm đủ lớn thì mới nên thực sự bắt đầu.