Quà Lưu Niệm Việt Nam - Quà tặng ngày lễ - Sự kiện - Doanh nghiệp

https://qualuuniemvn.com:443


Phúc phận của một người từ đâu mà có?

Người xưa có câu: “Có đức mặc sức mà ăn”, ý muốn dạy chúng ta rằng làm gì thì cũng phải coi trọng đức, tích đức và đề cao tầm quan trọng của đức.
co duc mac suc ma an


Làm người nếu biết lấy đức làm gốc rễ ấy là bậc minh trí, bởi đức hạnh chính là đại biểu cho kết quả hàm dưỡng của một người. Nếu một người không ngừng tu tâm tích đức ắt sẽ gia tăng trí huệ, ngộ đạo nhân sinh, tìm được chân lý và hạnh phúc viên mãn cho chính mình.

Mỗi người cần biết "tu hành"

Cái gốc làm người là tu thân, tự xem xét bản thân là tu hành.

“Tu” nghĩa là sửa, tìm ra cái sai, cái chưa tốt chưa thiện của mình để sửa cho đúng hơn, tốt hơn, thiện hơn. Khi đã sửa được tốt hơn, thiện hơn thì đã lên cảnh giới tầng thứ cao hơn, lại nhìn lại mình, phát hiện ra điều mình vẫn chưa đúng, chưa tốt, chưa thiện rồi lại sửa tiếp. Một quá trình liên tục như vậy sẽ liên tục nâng cao đạo đức, phẩm hạnh cá nhân.

Còn “hành” nghĩa là thực hành, hành động. Sau khi sửa mình cho đúng cho tốt thì áp dụng vào thực tế, vào mối quan hệ với mọi người, để xem cái mình cho là tốt, là đẹp, là thiện, là đúng đó có được mọi người chấp nhận, đồng tình không, có làm tổn hại người khác không, từ đó mà điều chỉnh, sửa đổi, quay lại tu thân.

Hành cũng là để kiểm nghiệm xem mình đã tu sửa vững chắc chưa, trước những mâu thuẫn về quan hệ, lợi ích, danh tiếng, những cái xấu của mình còn tái phạm không.

Do đó tu hành là tự xem xét bản thân. Để xem xét bản thân chính xác thì cần lắng lòng, để tâm bình khí hòa rồi nhìn lại mình, xem bao nhiêu thói quen của mình có các loại cố chấp, có các chủng thiên kiến không, có nóng vội, có khoe khoang khoa trương không, có gì giả dối khó nói ra không, còn có rất nhiều những hạn chế mà chưa dám thừa nhận. Cái gốc làm người là tu thân, tự xem xét bản thân là tu hành.

Lăng mạ người khác bao nhiêu nghiệp nhận lại bấy nhiêu

 

hoa sen


Một số việc tích đức ai cũng có thể làm được

Tích đức từ lòng khoan dung

Khoan dung là đức tính quý báu của mỗi người, người có thể khoan dung người khác sẽ có được lòng tin của khác. Đôi lúc, một quan hệ tốt đẹp là từ nhẫn mà sinh ra đấy!

Tích đức từ lòng lương thiện

Không có ai là không muốn làm bạn, làm hàng xóm hay hợp tác với người có tấm lòng lương thiện. Người lương thiện có thể thu phục người khác. Chớ thấy việc thiện nhỏ mà không làm.

Tích đức từ lòng nhân ái của bản thân

Con người sống có lòng nhân ái nhất định cũng sẽ đức độ. Bởi người có tấm lòng nhân ái luôn sống nhẹ nhàng mà lại dễ dàng nhận được sự hợp tác từ người khác.

Tích đức từ việc tôn trọng người khác

Đem lòng tự tôn của người khác đặt ở vị trí cao nhất. Cố gắng để người khác cảm nhận thấy sự tôn nghiêm của bản thân mình. Tôn trọng người yếu kém hơn mình càng là đáng quý. Địa vị càng cao thì càng không thể khinh thường người khác.

Tích đức từ lời nói

Lời nói cần phải thể hiện sự khoan dung độ lượng đối với người khác. Lời nói thẳng: Có thể chuyển sang cách nói “vòng, nói giảm, nói tránh” một chút.

Lời nói lạnh như băng: Hãy hâm nóng lên một chút trước khi nói. Lời nói phê bình người khác: Trước khi nói hãy chú ý cân nhắc đến lòng tự tôn của người nghe. Một lời khen ngợi đúng lúc có giá trị ngàn vàng.

Nguồn tin: Tinh hoa

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây