Thí nghiệm khoa học và kết quả đáng sợ từ mì ăn liền
- Thứ bảy - 28/03/2020 00:03
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Mì ăn liền là phù hợp với mọi lứa tuổi, nhưng sau 32 tiếng tiêu hóa sẽ biến thành thứ gì? Thành phần trong mì là gì mà có thể nguy hại đến sức khỏe con người.
Mì ăn liền là thực phẩm chín nhanh chỉ trong vài phút. Nguyên lí chế tạo mì ăn liền chính là dùng dầu cọ nấu chín sợi mì rồi dùng các chất phụ gia để làm cứng, ép lại thành khối. Khi sử dụng chỉ cần đổ nước sôi ngâm trong hai đến ba phút là đủ thời gian làm lượng mỡ bám quanh sợi mì bị tan chảy, đồng thời làm sợi mì trở nên mềm.
Hai viên nhộng chứa cammera siêu nhỏ và máy quan sát vô tuyến.
Trong cuộc sống có rất nhiều loại mì ăn liền nhưng lại không biết rằng nhiều loại mì có chứa lượng kim loại độc vượt quá tiêu chuẩn cho phép, sau khi trải qua 36 tiếng sẽ biến thành thứ gì?
Thí nghiệm của đại học Havard
Theo một nghiên cứu tại Đại học Havard, hai tình nguyện viên tiến hành nuốt viên nhộng có chứa camera siêu nhỏ và máy giám sát vô tuyến cùng thức ăn.
Mì ăn liền đã pha nước sôi.
Chỉ mất ba phút để úp một gói mì nhưng trải qua 36 tiếng tiêu hóa vẫn không được, vì sao lại khó có thể tiêu hóa như vậy? Lí do là trong mì có thể chứa tới 136 loại antioxidants, chất này thường được dùng để chế tạo thuốc nhuận tràng, axit tartaric, cao su silicone dùng để chế tạo kính áp tròng và bột giặt, cho đến các thành như butan trong máy bật lửa cũng có trong sợi mì. Đó cũng là lí do sợi mì khi chín có thể vừa mềm vừa dai.
Nghiên cứu tại Đại học Havard chỉ ra rằng, thành phần trong mì còn có thể chứa đến 24 loại muối natri, loại muối này khi đi vào cơ thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh cao huyết áp, bệnh tim, trúng gió, tổn thương thận và các bệnh khác.
Trước kia có rất nhiều người cho rằng mì ăn liền có rất nhiều chất bảo quản và thường đùa nhau: “ăn quá nhiều sẽ biến thành xác khô”. Thực ra điều này không chính xác, một số loại mì không hề có chất bảo quản, bản thân mì cũng không có vấn đề gì, nhưng để thuận tiện trong việc bảo quản, mì ăn liền đều được chiên qua dầu, cho thêm chất BHT (là một chất phụ gia chống oxy hóa ở thực phẩm).
BHT (2,6-Di-tert-butyl-4-methylphenol) là một loại antioxidants được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm có nhiều dầu mỡ, dễ dẫn đến tình trạng viêm gan, nhiễm sắc thể hoạt động không bình thường thậm chí làm suy giảm chức năng sinh lí; chất điều vị hay còn gọi là các gói gia vị trong mì cho dù là có vị thịt hay gói mỡ, gói hành đều có antioxidants. Do vậy, sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể, hơn nữa tỷ lệ mắc ung thư rất cao.
Sau 1 phút tiêu hóa.
Đã từng có nhiều báo cáo chỉ ra rằng, trong gói gia vị của mì ăn liền chứa các kim loại nặng như: đồng, thạch tín, thủy ngân.
Điều đáng sợ hơn chính là gói giấy hay bao bì bên ngoài của mì ăn liền chứa nhiều chất độc hại.
Hai tiếng sau gói mì ăn liền mới có những phản ứng đầu tiên.
Cơ thể con người muốn hoạt động bình thường cần có 6 chất là: protein, mỡ, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và nước. Nếu thiếu hụt một trong 6 loại, cơ thể rất dễ mắc bệnh. Hơn nữa thành phần chủ yếu của mì lại chỉ có carbohydrate; các gói gia vị chỉ có một lượng nhỏ mì chính, muối, bên ngoài tuy có ghi là nước sốt gà, bò, tôm nhưng thực chất thành phần bên trong nó rất ít, không thể đủ cho nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày được.
Sau 36 tiếng tiêu hóa.
Nghiên cứu cho thấy, các gói gia vị đều sử dụng nhiệt độ cao để khử trùng, đóng gói ở môi trường chân không, nên toàn bộ dưỡng chất gần như bị mất hết. Thứ bạn ăn vào chỉ là năng lượng đơn thuần mà không có dưỡng chất nên nếu bạn bỏ nhiều tiền mua những gói mì cao cấp thì bạn cũng chỉ nhận được 200 – 300 calo mà thôi.
Biết rằng mỳ ăn liền không có lợi cho sức khỏe, nhưng việc từ bỏ thói quen ăn mỳ ăn liền không phải đơn giản. Có lẽ ít nơi nào mỳ ăn liền lại được chuộng như ở Việt Nam. Theo con số thống kê của Bộ Công thương năm 2012, Việt Nam đứng đầu Châu Á và đứng thứ 4 thế giới về số lượng mỳ ăn liền được tiêu thụ.
Với 5,1 tỷ gói mỳ ăn liền được sản xuất mỗi năm, trung bình mỗi người Việt tiêu thụ từ 1 – 3 gói/người/tuần. Chỉ bằng những con số như vậy, có thể đánh giá mức độ ảnh hưởng của mỳ ăn liền trong đời sống của người Việt. Tính tiện dụng và cả sự hấp dẫn của nó đã khiến cho loại thực phẩm này trở nên thiết yếu trong bữa ăn gia đình. Từ bỏ mỳ ăn liền hẳn là không dễ đối với nhiều người. Chi bằng song song với việc hạn chế dần dần, và hãy học cách ăn mỳ ăn liền làm sao để đỡ gây hại nhất.