Theo đạo Phật, cuộc đời là biển khổ mênh mông, không có ngày nào thôi dứt, bởi nhân loại lúc nào cũng đấu tranh giành giật, chiếm đoạt rồi giết hại lẫn nhau, ỷ mạnh hiếp yếu.... Con người đau khổ bởi sinh lão bệnh tử, tâm đau khổ vì phiền muộn tham, sân, si vòng quanh, đời đời kiếp kiếp đắm chìm. Mỗi người lại mang trong mình một nỗi phiền muộn riêng tư, những khổ đau, bức xúc riêng, mà không gạt bỏ để mà hiểu nhau. Bởi cứ mãi trách móc, giận hần, không hiểu được tình cảnh của người khác, nên cứ tự làm mình đau thương, tự làm khổ người khác cả đời. Không phải ai cũng nhận ra rằng, đấu tranh, tranh giành mà làm gì, khi mà con người ra đi, kết thúc một kiếp một đời cũng không thể mang được thứ gì theo, mọi thứ đều trở thành cát bụi.
Phật đã dạy rằng, tất thảy mọi thứ trên đời đều là phù du, khi mất đi thì chỉ còn tình yêu thương bao la mới lưu lại nơi trần thế. Dưới đây là 6 điều Phật dạy về tình yêu thương mà mỗi người cần khắc cốt ghi tâm để cuộc sống trở nên an yên, thanh thản hơn mỗi ngày.
Bước đầu tiên trong hành trình để tìm kiếm tình yêu thật sự mà mỗi người cần thực hiện là tự yêu lấy bản thân mình. Có lòng yêu thương bản thân mình thì ta mới có thể tạo ra bản thể trọn vẹn nhất, chân thực nhất, tạo thành nền tảng vững chắc cho bất kỳ mối quan hệ lâu dài nào.
Nhờ yêu thương bản thân mà một người mới có thể cảm nhận được tình thương của người khác, có thể dễ dàng tâm sự trải lòng với nửa kia để người ấy có thể thấu hiểu ta sâu sắc. Bởi sau cùng, giữa tất cả mọi người đều tồn tại một sợi dây liên kết vô hình, nhất là về mặt tâm linh khi các tâm hồn đồng điệu thì chúng ta là một.
Đời vốn dĩ là bể khổ, mọi thứ trên đời chỉ là phù du, đâu ai có thể đem thứ gì theo khi trở về với cát bụi. Hạnh phúc cứ vậy sẽ đến rồi đi như một cơn gió thoảng, bởi vậy nên hạnh phúc thật sự sẽ là do chính mỗi người cảm nhận.
Ta không cần phải đi tìm kiếm hạnh phúc ở đâu xa, khi hạnh phúc luôn tồn tại ở trong tâm mỗi người. Chỉ cần giữ cho tâm luôn bình ổn, an yên, là con người có thể thấy được hạnh phúc từ sâu thẳm trong tâm hồn.
Tình yêu thương là thứ bao la, nó không phải là thứ sẽ bị trói buộc hay giới hạn trong tình yêu nam nữ, Tình yêu thương có thể là giữa người thân trong gia đình, có thể là giữa những người bạn với nhau, hoặc cũng có thể là tình người, tình thương nhân loại.
Đa phần, mỗi người đều cho rằng gia đình là điều duy nhất mà ta cần dành thời gian cũng như nỗ lực để chăm sóc, vun vén. Thế nhưng, tình thương không phải là thứ bị giới hạn, đó có thể là tình yêu thương ta dành cho cả thế giới. Sẽ thế nào nếu mỗi người đều coi tất thảy mọi sự, mọi vật trên đời như gia đình của mình, yêu thương mọi chúng sinh như tình mẫu tử sâu đậm? Khi đó, họ sẽ có thể mở rộng lòng mình, dễ dàng trao đi yêu thương mà không cần đòi lại, luôn sẵn lòng giúp đỡ, chăm nom người khác. Nếu có thể rộng mở lòng mình như vậy, thế giới sẽ trở nên khác biệt hơn, tươi đẹp hơn bao giờ hết.
Người xưa quan niệm: "Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Đôi khi, do quá chú tâm vào bản thân mình, coi trọng cái Ta, cái bản Ngã mà mỗi người lại vô tình hoặc cố tình nói ra những lời lẽ cay độc, tổn thương. Những lời nói đó người nói có thể nhanh chóng quên đi khi cơn giận nguôi ngoai, thế nhưng những thương tổn để lại trong lòng người nghe thật khó lòng quên được.
Hà cớ chi phải dùng những lời lẽ cay độc, tổn thương để dành cho người khác? Vốn dĩ mọi hành động của con người đều có thể quy về nhân - quả, những lời ganh ghét, xúc phạm ấy chẳng khác gì khẩu nghiệp mà người nói phải chịu sau này. Khẩu nghiệp - tức là nghiệp gây là từ lời nói, là một trong những nghiệp nặng nhất mà con người dễ mắc phải. Khẩu nghiệp là hành động có thể dẫn đến những quả báo khó lường, hậu quả nghiêm trọng, dẫn tới nhiều sự khổ đau, phiền não, khiến con người không thể nào thoát khỏi sinh tử luân hồi.
Có lẽ con người không thể tránh khỏi việc làm người khác tổn thương hoặc bị người khác làm tổn thương, thế nhưng cách ứng xử và giải quyết sau đó mới là thứ làm nên sự khác biệt. Thù hận sẽ không thể kết thúc nếu cứ tiếp tục nuôi dưỡng thù hận, giữ tâm ý muốn trả thù. Không phải ai cũng có thể chấp nhận tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm và tổn thương mà người khác đã gây ra cho mình.
Thế nhưng tha thứ mới là cách mà mỗi người nên học tập, để có thể giữ cho lòng mình luôn thanh thản, an yên. Tha thứ không chỉ là cách để bỏ qua mọi hiềm khích, mà còn giúp duy trì mối quan hệ giữa người với người, giúp cho đối phương hiểu rằng luôn có cách bình yên và khả thi để giải quyết các vấn đề. Nhờ vậy mà con người mới có thể gạt bỏ hiềm khích, khổ đau, tình yêu thương mới có thể lan tỏa.
Quả thực, con người luôn bị bủa vây bởi thói tham, sân, si, ai nấy cũng đều có lòng tham vô đáy. Đa phần con người đều muốn sống thật nhanh, thật vội, muốn chinh phục và chiếm đoạt những thứ viển vông, xa vời. Không phải ai cũng biết nhìn lại xem mình đang có gì để mà trân quý, quý trọng những gì mình đang có, những gì ta đang thực sở hữu trong tay.
Hạnh phúc đâu phải là thứ gì quá xa vời, nó không phải là những hư vinh ảo vọng mà là những thứ luôn gần gũi quanh ta, chỉ là không phải ai cũng nhìn ra điều đó. Hạnh phúc sẽ sớm xuất hiện, "gõ cửa" nhà mỗi người nếu họ thực sự biết cách trân trọng những gì mình đang có.
Những lời Phật dạy về tình yêu thương không phải là những gì quá xa vời, mà là những điều luôn tồn tại trong chính bản thân người, chỉ cần suy ngẫm và làm theo mỗi ngày để cuộc đời tươi sáng hơn, an yên hơn.
Nguồn tin: Sưu tầm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
NÔNG SẢN VIỆT NAM LÀM QUÀ TẶNG TẠI Mộc Mạc Hương Vị Việt! |
| | |
| | |
| | |
| | |
| | |
| | |
| | |
| | |
| | |
Đơn hàng cần gia công theo yêu cầu hoặc lấy sỉ, quý khách vui lòng gửi email về: qualuuniemvietnam.vn@gmail.com |