GÓC NGHỆ THUẬT
GÓC NGHỆ THUẬT
DUYÊN DÁNG
DUYÊN DÁNG
DU LỊCH
DU LỊCH
CỬA SỔ TÂM HỒN
CỬA SỔ TÂM HỒN

Khi cầu cúng, đi đền chùa, nên vái lạy như thế nào mới là đúng cách?

Thứ tư - 14/09/2022 21:21
Trong các nghi lễ thờ cúng hay ghé thăm đình chùa miếu mạo, ta thường cầu khấn và vái lạy, nhưng thực tế không phải ai cũng biết làm đúng.
cach lay dung cach khi di chua



Vái lạy là gì?

Vái lạy hay bái lạy là hình thức tham gia thờ cúng có ý nghĩa đặc biệt. Khi đi lễ cúng, sau khi bày hoa quả đồ lễ rồi thắp nhang, ta thường khấn vái hay lạy để tỏ lòng hiếu kính, biết ơn và cầu phước lành. Theo đó:

- Khấn là lời cầu khấn lầm rầm khi cúng, tức là nói nhỏ các chi tiết về thông tin cá năm, mục đích buổi cúng lễ, cúng ai,.. cùng lời cầu xin và hứa hẹn. Sau khi khấn, người ta thường vái hoặc lạy vì đó được coi là lời chào kính cẩn.

vi-sao-phai-vai-lay-va-vai-lay-sao-cho-dung-cach
Vái lạy hay bái lạy là hình thức tham gia thờ cúng có ý nghĩa đặc biệt

- Vái thường thực hiện ở thế đứng, chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu. Người vái hơi cúi và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay lên xuống theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Tùy theo trường hợp cụ thể mà số lượng vái khác nhau.

- Lạy là hành động bày tỏ lòng tôn kính chân thành hơn cả, thường là nằm phủ phục dưới đất. Thông thường lạy được phân biệt với các hành vi ít hơn cúi hoặc quỳ do liên quan đến một phần của cơ thể phía trên đầu gối chạm đất, đặc biệt là bàn tay. Lạy có hai tứ thế với nam và nữ khác nhau, gia chủ nên lưu ý.

Vái lạy sao cho đúng cách?

Nhìn chung, tùy vào mục đích của lễ thờ cúng mà có cách vái lạy khác nhau. Chẳng hạn:

Lễ Phật: Vái (hoặc lạy) 3 lần tượng trưng lạy tam bảo: Phật - Pháp - Tăng.

Lễ vong: 

  • Nếu đã khâm niệm, chưa an táng, vái/lạy 2 lần tượng trưng cho Âm Dương nhị khí.
  • Nếu đã chôn dưới mộ, thực hiện 4 vái (hoặc lạy) tượng trưng cho Tứ Đại: Thổ, Thuỷ, Phong, Hoả. Điều này mang ý nghĩa: thân tứ đại nay trả về cho tứ đại, trở về cát bụi.

Tư thế lạy đúng cách cho người nam

vi-sao-phai-vai-lay-va-vai-lay-sao-cho-dung-cach
Tư thế lạy đúng cách cho người nam. Ảnh minh họa

Người nam đứng thẳng nghiêm túc, chắp tay trước ngực giống như đang vái. Sau đó, giơ tay cao lên trán, cúi người xuống đồng thời đưa hai bàn tay đang chắp xuống đất. Gần tới mặt đất, xòe 2 bàn tay đặt nằm úp xuống.

Đồng thời, người nam lần lượt quỳ gối xuống, bên nào thuận thì quỳ chân đó xuống trước (khi đứng lên cũng vậy). Tiếp đó, cúi đầu xuống gần 2 bàn tay - đây gọi là tư thế thủ phục.

Khi đứng lên, cất người đưa 2 bàn tay chắp lại để trên đầu gối bên trái, nhấc chân này lên trước rồi đến bên kia. Sau đó, đứng về tư thế nghiêm như ban đầu. Cứ vậy lạy cho đủ số lạy cần thiết, lạy xong thì vái 3 cái rồi lui ra.

Tư thế lạy đúng cách cho người nữ

vi-sao-phai-vai-lay-va-vai-lay-sao-cho-dung-cach
Tư thế lạy đúng cách cho người nữ. Ảnh minh họa

Người nữ có thể lạy theo 2 cách. Đầu tiên, ngồi trệt xuống đất, hai chân vắt chéo về bên phải, bàn chân phải thường ngửa lên để trên phía đùi chân trái. Chắp 2 bàn tay trước ngực, đưa tay cao tầm ngang trán, giữ ở tư thế đó rồi cúi đầu xuống.

Khi đầu gần chạm đất, đưa hai bàn tay đặt nằm úp xuống đất, để đầu chạm lên 2 bàn tay. Dùng lực 2 bàn tay đẩy để lấy thế ngồi thẳng lên đồng thời chắp 2 bàn tay trước trán đưa xuống ngực như tư thế ban đầu. Cứ như vậy mà lạy tiếp cho đủ số lạy, khi lạy xong đứng lên vái 3 vái rồi lui ra.

Cách thứ 2 là quỳ gối xuống chiếu, đặt mông ngồi lên 2 gót chân và các bước tiếp theo làm giống như cách 1.

Ngoài ra, ta cũng có thể lạy như sau: Úp 2 bàn tay xuống đất, chùi thẳng ra trước, xong lạy ngửa 2 bàn tay lên, cuối cùng nắm 2 bàn tay lại rồi đứng lên. Sau khi lạy xong, vái 3 vái rồi đi ra.

Ý nghĩa số lần vái lạy

Vái lạy có nhiều ý nghĩa, tùy thuộc vào mục đích lễ nghi hoặc ta đang vái lạy ai. Lời khấn vái là lời nói chuyện với người quá cố, do đó lời khấn là tấm lòng của người còn sống, có thể khấn sao cũng được. 

Hai lạy hai vái

vi-sao-phai-vai-lay-va-vai-lay-sao-cho-dung-cach
Đây là kiểu lạy thường để áp dụng cho người sống, chẳng hạn như khi cô dâu chú rể khấn lạy cha mẹ hoặc bàn thờ gia tiên

Đây là kiểu lạy dùng để áp dụng cho người sống, chẳng hạn như khi cô dâu chú rể khấn lạy cha mẹ. Hoặc giả dụ, khi đi phúng điếu, nếu là vai dưới của người quá cố, như em, con cháu và những người vào hàng con em, ta nên lạy hai lạy. Nếu vái sau khi đã lạy, người ta thường vái ba vái thay cho lời chào kính cẩn.

Nếu người quá cố còn để trong quan tài tại nhà quan, khi đến phúng viếu nếu là vai trên như bậc cao niên, hoặc những ai vào hàng cha, anh, chị,... thì đứng vái 2 vái.

Ngoài ra, khi quan tài được hạ huyết, tức là đã chôn cất, thì người ta thường vái 4 vái. Theo nguyên lý âm dương, nếu người quá cố chưa được chôn thì coi như còn sống, lạy 2 lại. Đây là hai lạy  tượng trưng cho âm dương nhị khí hòa hợp trên dương thế, tức là sự sống.

Ba lạy ba vái

Kiểu vái lạy này thường sử dụng khi đi lễ Phật, tượng trưng cho Phật, Pháp, và Tăng. Trong đó:

  • Phật ở đây là giác, tức là giác ngộ, sáng suốt, và thông hiểu mọi lẽ.
  • Pháp là chánh, tức là điều chánh đáng, trái với tà ngụy.
  • Tăng là tịnh, tức là trong sạch, thanh tịnh, không bợn-nhơ.

Bốn lạy bốn vái

vi-sao-phai-vai-lay-va-vai-lay-sao-cho-dung-cach
Bốn lạy để cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ, và thánh thần

Bốn lạy để cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ, và thánh thần. Bốn lạy tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, tứ phương (đông: thuộc dương, tây: thuộc âm, nam: thuộc dương, và bắc: thuộc âm), và tứ tượng (Thái Dương, Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm).

Bốn lạy bao gồm cả cõi âm lẫn cõi dương mà hồn ở trên trời và phách hay vía ở dưới đất nương vào đó để làm chỗ trú ngụ. Kiểu vái này dùng để cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ, và thánh thần, khi không thể áp dụng thế lạy.

Năm lạy năm vái

Thời phong kiến, người ta lạy vua 5 lạy, 5 lạy tương trưng cho ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ), vua tượng trưng cho trung cung tức là hành Thổ màu vàng đứng ở giữa. Có ý kiến cho rằng, 5 lạy tương trưng cho 4 phương và trung ương nơi nhà vua như trị.

Những điều cần lưu ý

vi-sao-phai-vai-lay-va-vai-lay-sao-cho-dung-cach
Hãy hiểu rằng, vái lạy không chỉ là đang thực hiện nghi thức của các cụ ngày xưa, mà còn là thể hiện đạo nghĩa của con người hiện đại

Hãy hiểu rằng, vái lạy không chỉ là đang thực hiện nghi thức của các cụ ngày xưa, mà còn là thể hiện đạo nghĩa của con người hiện đại. Việc kính cẩn thành tâm vái lạy như một sự giao cảm với bề trên, tỏ lòng tôn kính, ghi ơn và tưởng nhớ.

Vái lạy không chỉ có giá trị hình thức, mà còn là một truyền thống cao đẹp, sâu sắc được truyền nhiều đời nay. Tất nhiên, cũng không phải quan trọng quá rằng khi đi cúng ở đâu thì vái bao nhiêu lần, lạy bao nhiêu lần. Tâm thành, thiện lương dù không vái lạy cái nào cũng đều được chứng. 

Người sống là cái gốc, khấn cầu lễ bái là cái ngọn. Miễn sao sống đủ đức đủ thiện, đủ cống hiến đủ nỗ lực, khấn cầu sẽ đem lại những điều may mắn. Còn nếu sống thiếu đạo đức, sống vụ lợi, thì khấn cầu sẽ chỉ mang bệnh vào thân.

(*) Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.

Nguồn tin: Sưu tầm

 Từ khóa: vái lạy đúng cách

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh Mục Sản Phẩm Lưu Niệm
 
 
NÔNG SẢN VIỆT NAM LÀM QUÀ TẶNG TẠI
do nha que pts 10
Mộc Mạc Hương Vị Việt!
 
 
 
tranh theu luu niem

 
 
Tranh gao

 
 
tranh giay xoan

 
tranh cat

 
quat la de ve

 
tranh cuon

 

 
met tre ve

 
dong ho met tre2

 
tui luc binh

 
tui xach tre

 
tui co bang

 
chuon chuon tre

 

 
xich lo xe dap

 
tam hit magnet

 

 
ly dia luu niem

 
so tay luu niem 1

 
bieu tuong vn

 
tuong su

 
bup be ao dai

 
Dua my nghe

 
ghe xuong mo hinh

 
qua tang dieu khac

 
dung cu dan toc

 
dong ho met tre2
vat dung tre 11
 
 

 
 
Đơn hàng cần gia công theo yêu cầu hoặc lấy sỉ, quý khách vui lòng gửi email về: qualuuniemvietnam.vn@gmail.com
Đọc nhiều nhất
.




.
XEM NGAY!
tui luc binh
 
tui co bang
 
tranh cuon
 
Tranh gao
 
met tre ve
 
tuong su
 Quà Lưu Niệm
Chat Zalo 
zalo sharelogo





. 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây