GÓC NGHỆ THUẬT
GÓC NGHỆ THUẬT
DUYÊN DÁNG
DUYÊN DÁNG
DU LỊCH
DU LỊCH
CỬA SỔ TÂM HỒN
CỬA SỔ TÂM HỒN

Nghệ thuật thiết kế bể cá thủy sinh

Thứ hai - 30/01/2017 23:14

Nghệ thuật thiết kế bể cá thủy sinh

Thú chơi bể cá cảnh đã có từ thập niên 40 của thế kỷ 19 và đang lan rộng cho đến ngày nay, rất nhiều người hiện nay đang sở hữu một số bể thủy sinh đẹp, tuy nhiên cũng có rất nhiều người chưa biết bể cá thủy sinh là gì, có người gọi bể thủy sinh tự nhiên là bể cá sinh thái, thậm chí nhìn tận mắt rồi nhưng vẫn còn thắc mắc “cây trong bể là thật hay giả?”

Bể thủy sinh

Bể cá thủy sinh là một bể cá cảnh độc đáo bằng kính được thiết kế để nuôi trồng thủy sinh cá cảnh, phụ kiện bể thủy sinh bao gồm hệ thống lọc nước, đèn chiếu sáng, đất nền thủy sinh có dưỡng chất để trồng các loại cây sống trong nước (phân nền thủy sinh - chỗ mua bể cá thủy sinh có bán nền bể cá thủy sinh), bố cục bể cá thủy sinh thường được trang trí thêm đá, lũa và các loại cá cho sinh động, (ảnh nền bể cá thường làm màu đen hoặc để trống).

 

 
+ Cây thủy sinh là gì? Cây thủy sinh là những loại cây sống ngập trong nước hoàn toàn, bao gồm các loại cây, cỏ, rong, rêu, dương sĩ sống ngoài thiên nhiên ở những vùng ngập nước quanh năm. Một số loại chỉ có một phần thân ngập nước người ta gọi là cây thủy sinh bán cạn, loại này thường sống những vùng có thủy triều lên xuống. Hiện nay những nơi bán bể cá thủy sinh thường có bán khoảng 20 loại cây thủy sinh dễ trồng.
+ Bể thủy sinh nên nuôi cá gì? Nên chọn cá cảnh trong bể thủy sinh cho phù hợp về chủng loại và số lượng, hiện trên thị trường có khoảng gần 100 loại cá cảnh cho bể thủy sinh, phổ biến là các loại cá cảnh bể thủy sinh đi theo đàn như neon, tam giác, hồng nhung, hồng kỳ, … cá vệ sinh bể cá cảnh cho đá, lũa như nô lệ, bút chì, chuột thái, người yêu thích cá cảnh nuôi trong bể thủy sinh loại lớn có thể nuôi cá dĩa, hỏa tiển, nàng hai trong bể thủy sinh (xem thêm ở các web thủy sinh và diễn đàn bể thủy sinh).

Các loại bể cá thủy sinh

+ Về kiểu dáng : Các thiết kế bể cá thủy sinh hầu hết có kiểu dáng bể cá hình trụ, phổ biến là hình chữ nhật, ngoài ra còn có bể cá hình tròn, bể cá hình vuông, bể cá uốn cong, hình tam giác, hình lục lăng, hình bán nguyệt, hình chữ L, hình chữ U, hình chữ S, …
+ Về chủng loại : Bể cá thủy sinh hiện nay được thiết kế đa dạng trong nội thất như bể cá treo tường (bể cá gắn tường), bể thủy sinh âm tường, bể cá bằng gỗ, bể vách ngăn, bể cá bàn làm việc, bể thủy sinh văn phòng, bể cá cảnh chân gỗ, bể cá dưới bàn khách, bàn cà phê, quầy bar, …
+ Về phong cách : Có hai trường phái setup bể cá cảnh thủy sinh chính là phong cách Hà Lan (bố trí bể thủy sinh với cây thủy sinh nhiều màu sắc) và phong cách Nhật Bản (bố cục bể thủy sinh với đá, lũa, rêu và thủy sinh nhiều màu xanh).
 
Các bước cơ bản để làm một bể cá thủy sinh

 


Để làm bể cá thủy sinh bạn chỉ cần nắm các bước cơ bản sau :
+ Chọn không gian, chủng loại và kích thước để đặt bể cá thủy sinh.
+ Chuẩn bị bể kính : Có thể đặt mua bể cá cảnh thủy sinh hoặc tự làm bể, yêu cầu sao cho bể kiếng nuôi cá cảnh có bộ lọc và đèn phù hợp để đảm bảo an toàn, kỹ thuật và mỹ thuật.
+ Lọc cho bể thủy sinh thường làm lọc tràn, vì ngoài chức năng lọc nước bể thủy sinh thì lọc tràn còn có nhiệm vụ lọc những lá cây mục rửa.
+ Làm nền bể thủy sinh : Có rất nhiều loại phân nền và cách làm nền, mỗi chỗ mua bể thủy sinh có những kỹ thuật làm nền riêng, vì vậy người mới chơi khi setup bể thủy sinh nên tìm hiểu căn bản kỹ thuật và nhờ người bán phân nền tư vấn thêm là phù hợp nhất, khi chưa có kinh nghiệm thì chỉ nên bắt đầu với các loại cây thủy sinh dễ sống mà thôi.
+ Tham khảo các mẫu bể thủy sinh đẹp rồi trang trí thêm cho bể bằng đá, sỏi, lũa cho sinh động.
+ Cho nước và cắm cây thủy sinh vào bể : thường thì cho nước vào khoảng 2/3 bể rồi cắm cây thủy sinh, dùng cái nhíp (dụng cụ y tế) để cắm cây theo bố cục mình thích, sau đó thêm đầy nước vào bể.
+ Cho lọc bể cá cảnh chạy (24/24)
+ Mở đèn cho bể kiếng thủy sinh bình quân khoảng 10 giờ mỗi ngày (tốt nhất mở 5 giờ buổi sáng + tắt 2 giờ nghỉ buổi trưa + mở thêm 5 giờ buổi chiều tối), hạn chế mở ban đêm vì có một số loại cây cần được “ngủ”.
+ Thay nước bể cá thủy sinh : Tùy loại phân nền mà thay nước bể thủy sinh sao cho phù hợp, bình quân thay 1/3 bể/tuần/tháng đầu tiên và thay 1/3 bể/mỗi tháng tiếp theo (Một số loại phân nền trên thị trường phải thay nước mỗi tuần để tránh bể cá bị nấm và chết cây).

Lưu ý đèn cho bể cá thủy sinh phải dùng đèn daylight có bước sáng phù hợp cho cây sống, nếu mua bể cá cảnh ở Hồ Chí Minh thì hiện có rất nhiều loại đèn bể cá cảnh nhưng đèn bể cá thủy sinh tốt nhất nên dùng T5 hoặc T8 với số lượng phù hợp tùy theo kích thước bể.

Lợi ích của việc đặt bể cá thủy sinh trong nhà bạn

 


Dù làm một bể cá cảnh để bàn, bể thủy sinh đơn giản, bể rêu thủy sinh hay bể thủy sinh cạn thì cũng đem lại cho người chơi một cảm giác thư giản và giảm stress rất hiệu quả.

- Những bể thủy sinh đẹp tạo nên một cảnh quan thiên nhiên “ở đâu đó” khiến óc tưởng tượng của bạn phong phú hơn.
- Ngắm nhìn cá cảnh thủy sinh bơi lội sẽ giảm căng thẳng đáng kể sau những giờ làm việc mệt mỏi.
- Giải quyết tận dụng được một góc “thừa” nào đó trong trang trí nội thất cho không gian thêm sinh động và quyến rũ chỉ cần một bể cá độc đáo hay đơn giản.
- Quan niệm về bể kiếng cá cảnh luôn mang đến sự may mắn và thịnh vượng trong phong thủy nội thất cũng như phong thủy ngoại thất.
- Là “bình phong” che chắn một góc nào đó chưa phù hợp trong nội thất phong thủy.
 
Điều kiện cần và đủ để có những bể cá thủy sinh đẹp

+ Phân nền tốt, cây khỏe.
+ Độ pH của nước ổn định (pH trung tính : từ 6,5 đến 7,5 là tốt)
+ Bể có bổ sung khí CO2 cho cây.
+ Nhiệt độ nước bình quân khoảng 25 đến 30 độ C.
+ Bố trí ánh sáng (đèn trắng) phù hợp cho các loại cây.
+ Thả lượng cá phù hợp và cho thức ăn vừa đủ, nên thả thêm cá dọn bể thủy sinh.
+ Thả các loại cá không cắn nhau và không cắn cây thủy sinh.
+ Nước trong bể luôn luân chuyển (lọc 24/24).
+ Thay nước 1/3 bể/tuần/tháng đầu tiên và thay 1/3 bể/mỗi tháng tiếp theo, mục đích nhằm thay đổi độ cứng của nước cho cây và cá khỏe hơn.

Lưu ý : Cá nuôi trong bể thủy sinh phải phù hợp về chủng loại và số lượng, chủng loại cá dành cho bể thủy sinh phải nhỏ và nhiều màu sắc để tô điểm thêm cho phong cảnh, số lượng cá trong bể thủy sinh phải phù hợp với kích thước bể, đừng thả nhiều quá sẽ làm bể bị “nhỏ” đi vì chật chội. Với bể có đá, lũa thì ngoài các loại cá đẹp cho bể thủy sinh cần thêm ít loại cá vệ sinh bể thủy sinh như bút chì, nô lệ (cá bống vàng). Ngoài ra, cá cho bể thủy sinh chỉ nên cho ăn 3 ngày 1 lần để cá ít bị chết và tránh bể cá mau dơ do thừa thức ăn, trường hợp cá nuôi bể thủy sinh bị chết có thể nuôi thêm một vài con cá chuột Thái để dọn dẹp những con cá chết này.

Xem thêm: " Những bể cá thủy sinh đẹp nhất"

 

Nguồn tin: HPG

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh Mục Sản Phẩm Lưu Niệm
 
 
NÔNG SẢN VIỆT NAM LÀM QUÀ TẶNG TẠI
do nha que pts 10
Mộc Mạc Hương Vị Việt!
 
 
 
tranh theu luu niem

 
 
Tranh gao

 
 
tranh giay xoan

 
tranh cat

 
quat la de ve

 
tranh cuon

 

 
met tre ve

 
dong ho met tre2

 
tui luc binh

 
tui xach tre

 
tui co bang

 
chuon chuon tre

 

 
xich lo xe dap

 
tam hit magnet

 

 
ly dia luu niem

 
so tay luu niem 1

 
bieu tuong vn

 
tuong su

 
bup be ao dai

 
Dua my nghe

 
ghe xuong mo hinh

 
qua tang dieu khac

 
dung cu dan toc

 
dong ho met tre2
vat dung tre 11
 
 

 
 
Đơn hàng cần gia công theo yêu cầu hoặc lấy sỉ, quý khách vui lòng gửi email về: qualuuniemvietnam.vn@gmail.com
Đọc nhiều nhất
.




.
XEM NGAY!
tui luc binh
 
tui co bang
 
tranh cuon
 
Tranh gao
 
met tre ve
 
tuong su
 Quà Lưu Niệm















Chat Zalo 
zalo sharelogo





. 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây