“Rất nhiều bệnh nặng hoặc bệnh nan y, đều chỉ có một lý do: hận. Hận này mà mất, bệnh tất cũng tan theo. Thế gian này nan giải nhất chính là hận trùng điệp không ngưng nghỉ, ngoan cố không giải hận, thì mới trị không hết bệnh”. Trong quá trình giảng thuật dưỡng sinh ông thậm chí đã công bố cái mê của sinh tử. Ông đã tổng kết sở đắc của cả đời mình: “Trung Y cảnh giới tối cao là dưỡng sinh, cảnh giới tối cao của dưỡng sinh là dưỡng tâm”
Trăm điều lão Trung Y tặng thế nhân trước khi lâm chung
Lão Trung Y viết: Đối với dưỡng sinh mà nói, hạ sĩ dưỡng thân, Trung sĩ dưỡng khí, còn Thượng sĩ dưỡng tâm. Ý tứ chính là, tầng thứ thấp nhất của phương pháp dưỡng sinh là dưỡng thân, tầng trung là dưỡng khí, mà cảnh giới tối cao là dưỡng tâm. Điều này phù hợp với “tam bảo của sinh mệnh” theo Trung y.
Trung Y cho rằng ba thành phần rất quan trọng là: tinh, khí, thần hợp thành “tam bảo sinh mệnh”.
“Tinh” có khả năng bảo vệ tương đương với hệ miễn dịch và hệ nội tiết cùng hệ thần kinh theo Tây Y.
“Khí” ở bên trong thân thể không ngừng tuần hoàn, mà ở bên ngoài cũng tạo thành tầng phòng hộ mạnh mẽ, chống đỡ ngoại tà xâm lấn.
“Thần” cấu thành từ những hạt nhỏ nhất, năng lượng mạnh nhất, năng lực bảo vệ sinh mệnh cũng là mạnh nhất.
Hạ sĩ dưỡng thân (tinh)
2. Ăn uống quá nhiều sẽ không chỉ gia tăng huyết khí, mà sẽ trở thành gánh nặng thừa thãi trong thân thể, còn phải tiêu hao khí huyết để thanh lý đi. Lục phủ ngũ tạng là nhà máy gia công huyết khí, thức ăn là nguyên vật liệu, năng lực gia công là có hạn, mà thức ăn là vô hạn, do đó tất phải khống chế lượng thức ăn.
3. Người muốn khỏe mạnh, cần phải khiến cho trong cơ thể có đầy đủ khí để khí hóa thức ăn, như có như vậy trong cơ thể mới không tích lũy đồ dư thừa, sẽ không có thức ăn dư thừa để giải phóng “hư hỏa” gây tổn hại cơ quan nội tạng trong thân thể. “Hư hỏa” ngược lại sẽ làm hao tổn “khí”. Cho nên người hiện đại mắc bệnh, đại đa số là do ăn uống không điều tiết mà thành.
4. Con người tại sao cần phải bảo trì mức độ đói khát mới là có lợi cho dưỡng sinh đây? Kỳ thực là tác dụng kỳ diệu của “hư” (trống không). Đạo gia nói, “hư thì linh”. Con người phải thường xuyên giữ vững trạng thái “hư linh”, thì mới có thể luôn thanh tỉnh, khỏe mạnh.
5. Cho nên muốn trường thọ vô bệnh, thân thể phải khỏe mạnh. Nếu muốn thân thể khỏe mạnh, cần phải điều phục tinh, khí, thần. Nếu muốn điều phục tinh khí thần, cần phải cự tuyệt giặc nhiễu loạn. Nếu muốn diệt sạch giặc nhiễu loạn, trước tiên cần phải thu liễm tâm thần. Nếu muốn thu liễm tâm thần, cần phải hóa giải tham sân si – ba độc.
6. Tản bộ là tâm pháp nghỉ. Tâm nghỉ thì thần An, thần An thì khí đủ, khí đủ thì huyết vượng, huyết khí lưu thông, có bệnh thì trừ được bệnh, không đủ thì có thể bổ sung. Bệnh hiện tại có thể trừ, bệnh tương lai có thể phòng. Tâm tĩnh thì thần minh, thần minh thì cơ trí, người có thể tĩnh tâm sẽ có nhiều chỗ tốt: đặc biệt nhanh nhẹn, lường trước chuyện xa, gặp loạn không sợ hãi, thấy cảnh không bị mê hoặc, có thể hiểu rõ hết thảy, tự nhiên không có thói cố chấp chủ quan, từ đó nhẹ nhàng khoan khoái.
Lão Trung y nói, tản bộ là tâm pháp nghỉ, tâm nghỉ thì thần An, thần An thì khí đủ, khí đủ thì huyết vượng, huyết khí lưu thông thì bệnh có thể trừ bỏ. Mà thời gian tản bộ thả lỏng thân tâm tốt nhất là buổi trưa.
7. Buổi trưa thuộc về tâm, lúc này tản bộ 15 phút, nhắm mắt dưỡng thần, thì tâm khí ắt mạnh.
8. Dưỡng bệnh trị bệnh không thể cầu nhanh chóng. Bởi vì nôn nóng trợ hỏa, hỏa vượng tổn hại khí, trái lại không tốt. Mặt khác không thể quá tham, tham thì không bền mà thành nôn nóng, huống chi bách bệnh là do tham mà khởi, không thể tham nữa mà nặng thêm bệnh.
9. Thình thoảng tiêu chảy, hắt hơi, ho, sốt cũng là hệ thống chữa trị của cơ thể đang làm việc, không nên vừa xuất hiện những triệu chứng này liền lạm dụng thuốc, nếu không những thuốc này sẽ phá hư chức năng tự chữa trị của cơ thể, một khi chức năng chữa trị yếu hoặc mất, thì chính là đem vận mệnh giao cho những thuốc này. Cần nhớ kỹ chỉ cần bệnh không nghiêm trọng, biện pháp tốt nhất là tĩnh dưỡng, an tâm tĩnh khí để cho hệ thống chữa trị tự thân hoàn thành công việc trị bệnh. Cho nên chúng ta cần thận trọng khi sử dụng thuốc, để cho hệ thống chữa trị tự thân khôi phục khởi động, thì mới thật sự là cái đạo của khỏe mạnh.
10. Nếu dậy sớm vào giờ Dần từ 3-5 giờ sáng, thì phải tránh tức giận, nếu không ắt tổn phế thương can, nhất định cần chú ý.
Trung sĩ dưỡng khí
11. Người nhận khí Ngũ Hành mà sinh, cho nên thân thể lấy khí làm chủ, khí thiếu thì bệnh, khí ứ trệ thì bệnh. Muốn trị bệnh kia, thì trước tiên phải trị khí.
12. Hiện tượng đổ bệnh phần lớn là điều tiết của cơ thể, khi thanh lý cặn bã của cơ thể mà biểu hiện ra hiện tượng này, cho nên phải coi đó là hiện tượng sinh lý bình thường, mà không nên coi nó thành nguyên nhân sinh bệnh mà tiêu diệt. Cho nên con người khi đổ bệnh, nhất định không nên có tâm oán hận, tâm cần phải an định, tâm định thì khí thuận, khí thuận thì huyết thông suốt, khí thuận huyết thông suốt thì bách bệnh tiêu.
13. Khí hành huyết, huyết bổ khí, hai mà là một vậy. Người thường nhìn lâu thì tổn thương huyết, nằm lâu thương khí, ngồi lâu thương nhục (nhục thân), đứng lâu thương cốt, đi lâu thương gân, quá nhiều thất tình lục dục thì đả thương nguyên khí, đả thương tâm, thận. Tướng hỏa vượng, chân dương hao tổn.
Thượng sĩ dưỡng tâm (thần)
14. Người thường muốn trường thọ, trước tiên cần trừ bệnh. Muốn trừ bệnh, phải rõ cách dùng khí. Muốn rõ cách dùng khí, phải dưỡng tính. Phương pháp dưỡng tính, trước tiên là điều tâm.
15. Hết phải thuốc đối với trị bệnh mà nói cũng là trị phần ngọn, không phải là trị tận gốc, bất kể là Trung y hay Tây y. Bởi vì hết thảy bệnh là do nhân sai trái sinh ra quả sai trái. Nhân sai trái chưa trừ diệt, thì quả sai trái cũng sẽ không diệt tận gốc. Căn bản của sức khỏe là tại tâm. Hết thảy pháp là từ tâm sinh, tâm tịnh thì thân tịnh, cho nên khi bị bệnh, không nên hướng ra ngoài cầu, phải dựa vào hệ thống chữa trị của tự thân để chữa trị bệnh của bản thân.
16. Thay vì tin tưởng vào thuốc, tin tưởng vào số liệu kiểm tra, không bằng tin tưởng cảm giác của tự thân, tin tưởng ở bản thân có đủ năng lực điều tiết. Nhưng điều này đòi hỏi đắc Đạo (khai mở trí huệ) là điều kiện tiên quyết, mới có thể phân biệt hết thảy những thứ này.
17. Quan niệm đúng đắn so với thuốc tốt và thủ thuật nguy hiểm có tác dụng hỗ trợ người bệnh tiêu trừ bệnh tốt hơn. Có quan niệm đúng đắn, sẽ có quyết định đúng đắn, sẽ có hành động đúng đắn, có thể dự phòng rất nhiều bệnh tật phát sinh.
18. Đời người tối kỵ là một chữ “loạn”. Tâm loạn, bên ngoài có thể làm rối sự việc, bên trong có thể đả nhiễu huyết khí, mất đi chính thường. Phàm tức giận kinh khủng vui lo nghi ngờ cũng là loạn, là căn nguyên của nhiều bệnh đoản thọ, chẳng những lúc dưỡng bệnh không nên loạn, mà khi bình thường cũng đại kỵ tâm loạn.
19. Bệnh ở thân khởi lên, không khỏi do tâm hư nhược, ngoại tà thừa cơ nhập vào. Mà tâm hư khí nhược, thường do tâm hồn phiền loạn, chân thể không sung mãn, cảm thấy đủ loại bất an. Tham ăn tham thắng tham được tham vui nhàn, đều đủ để gây bệnh. Bởi vì tham không được, kết quả là sân (giận). Tham sân có thể khiến tâm lay động khí gấp gáp, đảm kinh can vượng, lục mạch chấn động, ngũ tạng sôi trào, ngoại tà thừa cơ nhập vào, là nguyên nhân gây bệnh.
20. Tâm định thì khí hòa, khí hòa thì huyết thuận, huyết thuận thì tinh đủ mà thần vượng, người tinh đủ thần vượng năng lực đề kháng bên trong mạnh, bệnh tự trừ vậy.
21. Người trong thời gian trị bệnh thì kỵ nhất là tâm oán giận khởi lên. Lúc này cần phải an nhiên thuận theo (tự nhiên) để tâm an định. Sau đó từ từ điều trị, sức khỏe rất nhanh khôi phục. Tâm an thì khí mới thuận, khí thuận thì mới trừ được bệnh. Nếu không tâm nôn nóng, can khí chịu tổn thương, làm nặng thêm bệnh tình. Tâm thần luôn an tĩnh, huyết khí khắp thân, tự thân khỏe mạnh.
22. Chớ tham cái lợi nhỏ, cái lợi lớn cũng đừng tham. Một chữ tham đã hàm chứa họa. Tham, lo được lo mất có thể khiến người mắc bệnh tim. Tham, lo được lo mất là biểu hiện của không hiểu đạo pháp tự nhiên.
23. Hiện tại là (xã hội) cạnh tranh, khiến tất cả trật tự đều rối loạn, đem người dẫn vào ma đạo. Cạnh tranh là cái gì? Cạnh tranh chính là đem mọi người dẫn vào thế giới tham dục vô hạn.
24. Khoa học chân chính là gì? Chính là nhân duyên quả báo. Không tin nhân quả, thì không phải là khoa học chân chính.
25. Người hiện đại thường thường đều bỏ công sức truy cầu nâng cao phương diện sinh hoạt vật chất. Hậu quả của loại truy cầu này là rất đáng sợ. Phải biết rằng người ta đối với dục vọng vật chất là không có bờ bến. Một khi loại dục vọng này không được khống chế, thì cái chờ đợi chúng ta là thống khổ của chính cái không bờ bến này. Kỳ thực, vật chất có thể đem đến hưởng thụ, tinh thần cũng có thể; thuốc có thể trị bệnh, liệu pháp tâm lý cũng có thể làm được. Cho nên chúng ta dùng một đời để truy cầu của cải, không bằng dùng một đời bồi dưỡng ra một chủng tâm thái tốt, khiến cho tinh thần của chúng ta đạt đến một loại cảnh giới siêu phàm.
26. Người không trị được bệnh, phải dựa vào Thần trị, Thần trị không được bệnh phải dựa vào Phật trị. Phật là gì? Phật chính là từ tâm.
Nguồn tin: Tổng hợp
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
NÔNG SẢN VIỆT NAM LÀM QUÀ TẶNG TẠI Mộc Mạc Hương Vị Việt! |
| | |
| | |
| | |
| | |
| | |
| | |
| | |
| | |
| | |
Đơn hàng cần gia công theo yêu cầu hoặc lấy sỉ, quý khách vui lòng gửi email về: qualuuniemvietnam.vn@gmail.com |