Khi thời tiết nắng nóng dễ dẫn đến nguy cơ sốc nhiệt, nhất là với những người thường xuyên hoạt động ngoài trời, hoạt động thể lực mạnh, lại uống ít nước... Triệu chứng của sốc nhiệt hay còn gọi là đột quỵ do sốc nhiệt hay đột quỵ do nắng nóng là tình trạng tăng thân nhiệt, viêm nhiễm, dẫn tới tổn thương nhiều cơ quan, nhất là tổn thương thần kinh, như run cơ, co giật hoặc hôn mê.
ThS.BS Nguyễn Duy Chinh, khoa Các bệnh mạch máu, Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết, các đối tượng dễ bị đột quỵ là:
Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 4 tuổi, người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên, người đang mắc bệnh mãn tính như bệnh tim, phổi, thận, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, rối loạn chuyển hóa, bệnh tâm thần, những người có lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia, người không uống đủ nước,...
Người già và trẻ em dễ gặp phải biến cố đột quỵ do nắng nóng vì nhóm đối tượng này thích nghi với sự tăng nhiệt chậm hơn so với những người khác.
Ngoài ra, người sống trong khu vực đô thị thường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn những người cư trú ở vùng nông thôn. Nguyên nhân là vì ban ngày trời nóng, những người ở thành phố chịu hiệu ứng đô thị, dẫn đến nhiệt độ môi trường đô thị thường tăng cao hơn mức nhiệt thời tiết. Trong khi đó, vào ban đêm lại xảy ra hiện tượng “đảo nhiệt”, tức là nhiệt độ từ đường nhựa, bê tông phả ra ngoài, khiến cho nhiệt độ buổi tối giảm chậm hơn so với ở vùng nông thôn. Với thời tiết nắng nóng, nguy cơ bị đột quỵ thường xảy ra khi nhiệt độ ngoài trời dao động từ 32 độ C trở lên.
Theo BS Chinh, thời tiết nắng nóng khiến nhiệt độ cơ thể tăng, bài tiết nhiều mồ hôi từ đó gây mất nước. Nếu người bệnh không bổ sung nước kịp thời sẽ khiến máu dễ bị kết dính và lưu thông kém. Hậu quả làm tăng huyết áp, dễ hình thành cục máu đông và gây tắc nghẽn mạch máu. Từ đó, tăng nguy cơ sốc nhiệt và đột quỵ.
Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ. Ảnh: Thu Quỳnh.
Dấu hiệu của đột quỵ do nắng nóng:
Triệu chứng điển hình nhất là nhiệt độ cơ thể tăng cao, có khi lên đến 40 độ C, kèm theo ngất xỉu. Ngoài ra còn có một số biểu hiện khác, bao gồm:
Đau nhức đầu
Choáng váng, hoa mắt.
Không đổ mồ hôi, mặc dù cơ thể đang rất nóng
Da đỏ, khô, nóng hừng
Chuột rút, tê người
Buồn nôn và nôn
Tim đập nhanh
Thở nông
Những thay đổi về hành vi, như rối loạn tâm thần, mất phương hướng
Phát cơn co giật, động kinh
Ngất xỉu, bất tỉnh.
Cách sơ cứu khi bị đột quỵ do nắng nóng:
Nếu nghi ngờ người thân hoặc ai đó đang lên cơn đột quỵ do nắng nóng, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức hoặc chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Trong khi chờ cấp cứu, nên đưa nạn nhân vào nơi có bóng râm thoáng mát, cởi bỏ bớt quần áo. Nếu nhận thấy thân nhiệt nạn nhân quá nóng, hãy dùng mọi cách để làm mát cho họ như:
Dùng quạt để làm mát, áp khăn thấm ướt lên người nạn nhân.
Chườm nước đá vào các vùng bẹn, nách, vì đây là những vị trí có nhiều mạch máu gần với da, khi được làm mát có thể nhanh chóng làm giảm thân nhiệt.
Cho nạn nhân vào bồn tắm, xả nước mát vào.
Phòng chống đột quỵ trong mùa nắng nóng. Ảnh: Thu Quỳnh.
Tác giả bài viết: loc
Nguồn tin: Soha
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
NÔNG SẢN VIỆT NAM LÀM QUÀ TẶNG TẠI Mộc Mạc Hương Vị Việt! |
| | |
| | |
| | |
| | |
| | |
| | |
| | |
| | |
| | |
Đơn hàng cần gia công theo yêu cầu hoặc lấy sỉ, quý khách vui lòng gửi email về: qualuuniemvietnam.vn@gmail.com |